Roadmap IT là gì? Lợi ích của Roadmap IT cho doanh nghiệp
Roadmap IT hay lộ trình công nghệ thông tin là gì? Có những loại lộ trình công nghệ thông tin nào thường được sử dụng phổ biến? Tại sao các bộ phận IT lại cần thiết phải lên lộ trình phát triển cụ thể cho hoạt động của tổ chức? Điều này mang lại lợi ích gì? Tất cả những thắc mắc trên sẽ được freeC giải đáp cho bạn qua bài viết dưới đây.
Roadmap IT – Lộ trình công nghệ thông tin là gì?
IT roadmap là lộ trình công nghệ mà doanh nghiệp sử dụng để phát triển và chia sẻ một kế hoạch cấp chiến lược cho các sáng kiến CNTT tại tổ chức, chẳng hạn như di chuyển dữ liệu của công ty sang hệ thống đám mây mới hoặc nâng cấp tổ chức lên nền tảng phần mềm doanh nghiệp mới .
Một số loại lộ trình công nghệ thông tin (CNTT) phổ biến bao gồm:
- Lộ trình công nghệ thông tin cho doanh nghiệp doanh nghiệp.
- Lộ trình dự án CNTT.
- Lộ trình kiến trúc CNTT.
- Lộ trình kỹ thuật CNTT.
Sự khác nhau giữa Lộ trình CNTT (IT roadmaps) và Lộ trình sản phẩm (Product roadmaps)?
IT roadmaps khác với Product roadmaps ở khía cạnh cơ bản; trong khi lộ trình sản phẩm chỉ ra các kế hoạch/chiến lược sẽ ảnh hưởng đến cách mà công ty tương tác với khách hàng và thị trường nói chung. Đó là thông qua việc phát hành sản phẩm mới, cập nhật tính năng, v.v.), thì lộ trình CNTT truyền đạt các kế hoạch sẽ chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến các hệ thống và quy trình nội bộ của công ty.
Trên thực tế, một số công ty thậm chí còn chia sẻ lộ trình sản phẩm của họ với công chúng. Ngược lại, đối tượng tiếp nhận của một lộ trình công nghệ thông tin hầu như luôn chỉ bao gồm các nhóm nội bộ của một công ty, như: bộ phận IT; bộ phận vận hành hoặc nhân viên điều hành của công ty.
>>> Tuyển dụng lập trình viên toàn quốc lương cao
Tìm hiểu về các loại Roadmap IT
Hãy cùng xem lại một vài ví dụ về các mẫu lộ trình IT.
Lộ trình công nghệ thông tin doanh nghiệp
Một lộ trình CNTT doanh nghiệp thường sẽ là các bên nội bộ liên quan đang tìm kiếm thông tin về các hệ thống nội bộ; vấn đề bảo mật và các giải pháp khác cho việc vận hành CNTT trong doanh nghiệp.
Như bạn thấy ở ví dụ trên, bộ phận IT đã tổ chức các khả năng mà họ muốn triển khai theo mức độ quan trọng trong chiến lược đối với công ty; có sự phân loại rõ ràng những yếu tố cần phải có và những yếu tố nên có trong kế hoạch.
Có thể thấy rằng, bộ phận IT đã giúp các bộ phận cty nắm nhanh tiến độ đối với tất cả các sáng kiến trong mẫu roadmaps trên bằng cách mã hóa màu cho các dự án khác nhau. Để từ đó nhóm có thể dễ dàng xác định mục nào đã hoàn thành, mục nào đang đi đúng hướng; mục tiêu nào có nguy cơ đi sai và đã đi chệch hướng.
Bởi vì roadmap IT doanh nghiệp bao gồm một loạt các sáng kiến nội bộ và có nhiều sáng kiến đòi hỏi thời gian thực hiện dài, nên các lộ trình này thường có khoảng thời gian hoàn thành từ 12 đến 18 tháng.
Lộ trình Dự án công nghệ thông tin
Các lộ trình dự án CNTT là bức tranh toàn cảnh cho các bên liên quan hiểu được các mốc quan trọng trong phát triển một dự án. Không giống như các kế hoạch dự án, lộ trình dự án sẽ không đề cập đến các nhiệm vụ, thời hạn hoặc phân bổ nguồn lực cụ thể.
Lộ trình dự án CNTT truyền đạt các mục tiêu; các mốc quan trọng và các yếu tố phụ thuộc dự án cho tất cả những người có liên quan dù là các bên liên quan cấp cao, nhóm quản lý hay các nhóm trực tiếp thực hiện.
Lộ trình dự án CNTT này cho thấy các sáng kiến liên quan đến các dự án như tạo IT helpdesk và cải thiện bảo mật toàn cầu trong khoảng thời gian 1 năm. Đơn vị thời gian được hiển thị theo tháng và các mốc đánh dấu thời hạn hoàn thành mục tiêu hàng quý. Các mốc đánh dấu những ngày quan trọng khác nhau như ra mắt sản phẩm và xác nhận việc triển khai.
Các sáng kiến trong lộ trình được mã hóa màu sắc theo mức độ ưu tiên cao, trung bình, thấp hoặc “có thể có”.
Lộ trình kiến trúc công nghệ thông tin
Trong nhiều công ty phần mềm, kiến trúc sư phần mềm được giao nhiệm vụ xây dựng một nền tảng vững chắc trở thành cơ sở xây dựng cho các sản phẩm của công ty. Các thành phần phổ biến trong lộ trình kiến trúc là Giao diện lập trình ứng dụng (API); Giao diện người dùng (UI); lưu trữ và tích hợp dịch vụ của bên thứ ba.
Các thành phần nền tảng này thường là một nhánh của lộ trình sản phẩm (Product Roadmaps) khác trong tổ chức vì các tính năng của chúng có sự liên kết với nhau. Tuy nhiên, nhiều công ty vẫn lựa chọn duy trì một lộ trình kiến trúc CNTT chuyên dụng để theo dõi các cải tiến khác nhau ở vị trí trung tâm.
Trong ví dụ lộ trình kiến trúc CNTT ở trên, lộ trình được mã hóa màu theo giai đoạn dự án: lập kế hoạch và thiết kế; thực hiện và thử nghiệm; tối ưu hóa. Khung thời gian dài hạn là phổ biến cho các lộ trình kiến trúc và trong ví dụ này, các ngày cụ thể đã bị loại bỏ hoàn toàn.
Khi sử dụng lộ trình kiến trúc CNTT, điều quan trọng là mỗi sáng kiến trong lộ trình chỉ được thảo luận ở cấp chiến lược chứ không phải cấp nhiệm vụ. Điều này cho phép chủ sở hữu ý tưởng thông báo các giai đoạn chính của dự án cho các thành phần và các bên liên quan khi họ thấy phù hợp.
Từ bản sơ lược mã hóa màu, bộ phận IT đã chia nhỏ ý tưởng về lộ trình thành các mục vẫn đang trong giai đoạn lập kế hoạch; những mục đang được triển khai hoặc thử nghiệm và những mục mà nhóm đã bắt đầu tối ưu hóa.
3 Lợi ích của Roadmap IT
Bạn có thắc mắc việc lập ra lộ trình CNTT mang lại lợi ích gì không? Dưới đây là 3 lợi ích lớn mà các công ty sẽ nhận được khi xây dựng chiến lược phát triển các sáng kiến công nghệ hiệu quả.
Xây dựng tính chiến lược cho các sáng kiến phát triển CNTT
Việc tổ chức các dự án/mục tiêu của bộ phận/hoạt động CNTT của công ty thành một lộ trình cụ thể sẽ giúp bộ phận IT dễ xác định những nội dung phù hợp với mục tiêu chiến lược rộng hơn của công ty. Từ đó, họ nhận thấy được những mục không phù hợp để ưu tiên sử dụng nguồn lực hợp lý.
Tiết kiệm chi phí
Khi bộ phận IT có thể đánh giá các dự án và mục tiêu của họ từ một vị trí thuận lợi cấp chiến lược (mà một lộ trình có thể cung cấp); họ sẽ có cơ sở để cân nhắc việc loại bỏ những nhiệm vụ/hệ thống đang xây dựng tiêu tốn nhiều chi phí mà thiếu hiệu quả.
Từ cơ sở đó, bộ phận IT sẽ có định hướng rõ ràng hơn, tập trung đầu tư ngân sách cho các hạng mục mang lại nhiều lợi ích phát triển trong tương lai hơn.
Giúp các hệ thống kỹ thuật của tổ chức hoạt động trơn tru
Cuối cùng, khi các team IT nắm được các trách nhiệm chiến lược của họ đối với công ty, họ có nhiều khả năng để đón đầu các hạng mục quan trọng mang tính chất sứ mệnh và cốt lõi công nghệ của tổ chức.
Bên cạnh đó, các bộ phận sẽ chủ động xử lý các vấn đề phát sinh trong quá trình làm việc, như: gia hạn giấy phép hoạt động phần mềm; hoặc nâng cấp hệ thống nội bộ khi cần thiết.
Hy vọng những thông tin mà blog.freeC.asia vừa cung cấp, bạn đã giúp hiểu hơn về Roadmap IT, những cách triển khai cũng như lợi ích của việc xây dựng lộ trình công nghệ thông tin hiệu quả cho các công ty, dự án phát triển.
Có thể bạn quan tâm:
- Lập trình viên có cần bằng đại học hay không?
- Lương IT ở Mỹ là bao nhiêu? Cơ hội việc làm ngành IT tại Mỹ
- Lương lập trình viên bao nhiêu? Những lầm tưởng về lương IT
Bài viết Roadmap IT là gì? Lợi ích của Roadmap IT cho doanh nghiệp đã xuất hiện đầu tiên vào ngày FreeC Blog.
from FreeC Blog https://ift.tt/zE7HpKF
via freeC
Comments
Post a Comment