5 Mẫu đánh giá hiệu suất công việc giúp nhà quản lý nhàn hơn

Anh/chị đang tìm mẫu đánh giá hiệu suất công việc của nhân viên? Trong bài viết này, freeC Asia đã tổng hợp 5 mẫu đánh giá mà nhiều doanh nghiệp áp dụng; có sẵn công thức chỉ cần tải xuống và thế số vô là xong. Thế còn tác hại trong việc đánh giá sai và lợi ích của việc đánh giá đúng là như thế nào? Mời anh/chị cùng tham khảo qua bài viết sau đây.

5 mẫu đánh giá hiệu suất làm việc của nhân viên

Để xây dựng mẫu đánh giá hiệu suất nhân viên hiệu quả, anh/chị cần có một số tiêu chí sau:

  • Rõ ràng, đầy đủ và tránh nhầm lẫn.
  • Dễ dàng triển khai và thực hiện khi đánh giá nhân viên.
  • Đáp ứng các mục tiêu đánh giá của doanh nghiệp.
  • Tổng hợp thông tin dễ dàng và nhanh chóng.
  • Công bằng và tránh các yếu tố chủ quan hoặc cảm tính trong kết quả.

Dưới đây là một số mẫu performance review mà nhiều doanh nghiệp đã sử dụng:

Mẫu đánh giá hiệu suất công việc của nhân viên hàng năm

Mẫu này thường được dùng để đánh giá và tổng kết thành quả của nhân viên trong 1 năm. Nó giúp nhà quản lý có cái nhìn khách quan về hiệu suất công việc và đưa ra các điểm cần cải thiện trong công việc của nhân viên. Đánh giá này thường được thực hiện trước khi lập kế hoạch cho năm tiếp theo.

Mẫu đánh giá hiệu suất nhân viên hàng năm

Mẫu đánh giá hiệu suất làm việc nhân viên hàng quý

Mẫu đánh giá hiệu suất công việc theo quý là một công cụ hữu ích cho những nhân sự mới; hoặc các doanh nghiệp thường xuyên đánh giá nhân viên. Thông qua bản đánh giá này, anh/chị có thể đưa ra nhận xét về năng lực nhân viên trong một quý. Thời gian một quý đủ để đánh giá các kỹ năng, kinh nghiệm và thành quả của một nhân viên.

Mẫu đánh giá hiệu suất làm việc nhân viên hàng quý

So sánh & Đánh giá nhân viên theo từng hạng mục

Việc so sánh và đánh giá theo từng hạng mục sẽ giúp nhà quản lý có cái nhìn khách quan hơn về năng lực, kỹ năng và đóng góp của từng nhân viên. Từ đó, anh/chị có thể đưa ra các quyết định hợp lý về phát triển nhân sự; tăng cường đào tạo hoặc thay đổi chức danh, vị trí công việc phù hợp hơn.

Bảng đánh giá toàn diện thành viên

Bảng đánh giá năng lực nhân viên

Bảng bên dưới gồm các tiêu chí đánh giá như: năng lực chuyên môn; kỹ năng mềm; thái độ; tinh thần làm việc; sáng tạo và những đóng góp. Việc sử dụng mẫu này sẽ giúp anh/chị có cái nhìn tổng quan về năng lực của từng nhân viên. Từ đó, anh/chị đưa ra các quyết định phù hợp về phát triển và khen thưởng cho nhân viên.

Bảng đánh giá năng lực nhân viên

Đánh giá nhân viên dựa trên KPI

KPI (Key Performance Indicators) là một danh sách các chỉ tiêu đo lường hiệu suất làm việc của nhân viên. Thông qua mẫu này, anh/chị có thể đánh giá được mức độ hoàn thành KPI của từng nhân viên. Để đưa ra nhận xét về năng lực; hiệu quả làm việc và giúp nhân viên có được mục tiêu sự nghiệp rõ ràng.

mẫu đánh giá hiệu suất dựa trên KPI

4 Tác hại của việc Performance review không chính xác

Sự sai lệch trong việc đánh giá hiệu suất công việc của nhân viên có thể gây ra những hậu quả sau:

1. Giảm năng suất doanh nghiệp

Nếu performance review không phản ánh chính xác đóng góp của nhân viên, họ sẽ cảm thấy bất mãn. Nhà quản trị cần nắm rõ tình hình thực tế của nhân viên để có thể cải thiện hiệu suất. Sự thiếu sót này sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của doanh nghiệp.

2. Nhân viên mất động lực làm việc

Một trong những sai lầm nghiêm trọng trong performance review là đánh giá dựa trên cảm tính. Điều này sẽ dẫn đến đánh giá chủ quan và ảnh hưởng đến kết quả làm việc của nhân viên. Đánh giá không công bằng có thể làm nhân viên mất động lực và ngừng cống hiến cho doanh nghiệp.

3. Người lao động bị ức chế

Từ việc không được công nhận sự đóng góp, người lao động mất niềm tin dành cho người lãnh đạo và công ty. Họ sẽ bị ức chế và có thể rời bỏ công việc.

4. Nhận thức tiêu cực

Nhân viên trong công ty có thể không biết về ý nghĩa của quá trình đánh giá năng lực. Điều này có thể dẫn đến thái độ phản đối. Nếu không được quản lý một cách chuyên nghiệp và trung thực, sự ảnh hưởng tâm lý của nhóm nhân viên này có thể gây ra hậu quả nặng nề cho sự phát triển của doanh nghiệp.

10 Lợi ích từ việc đánh giá hiệu suất làm việc của nhân viên

Ngoài những hạn chế thì việc áp dụng performance review vào doanh nghiệp cũng giúp nhân viên tăng hiệu suất làm việc cao hơn. Sau đây là 10 lợi ích của performance review mà nhà quản lý cần biết:

1. Tạo đà phát triển cho nhân viên

50% nhân viên tin răng đánh giá hiệu suất giúp họ tiến bộ và bắt đầu nghĩ đến chuyện thăng tiến trong công việc. (Theo nguồn: SHRM, HBR, PwC)

Không phải buổi họp performance review nào cũng nói đến yếu tố phát triển nghề nghiệp. Khi hành động đúng, đánh giá hiệu suất công việc sẽ cho ta những thông tin cần thiết và phù hợp với cơ hội phát triển của nhân viên.

Qua buổi performance review, nhà quản lý biết được điểm mạnh và sở thích của nhân viên. Từ đó, anh/chị có thể cân đối lĩnh vực mà nhân viên muốn phát triển với nguồn lực công ty.

2. Tiết kiệm thời gian xử lý thông tin

Mỗi năm, các nhà quản lý dành trung bình 210 giờ cho việc quản lý hiệu suất. (Nguồn: SHRM, HBR, PwC).

Để tiết kiệm thời gian cho việc review, anh/chị có thể dùng các phần mềm giám sát sự phát triển của nhân viên và cách họ hoàn thành công việc. Sau đó, các dữ liệu này sẽ được tổng hợp và sử dụng trong kỳ đánh giá. 

Thay vì phải nhớ lại những thành tích của nhân viên trong quá khứ, thông tin trên phần mềm cung cấp một cách chính xác và minh bạch. Việc sử dụng phần mềm này vừa hiệu quả vừa tiết kiệm thời gian.

3. Cải thiện hệ thống quản lý hiệu suất

88% các công ty ở Mỹ lập kế hoạch xem xét lại hệ thống quản trị hiệu suất của họ. (Nguồn: SHRM, HBR, PwC)

Các công ty hàng đầu đang chuyển sang dùng dữ liệu để cải thiện hiệu suất nhân viên. Để làm điều này, họ tập trung vào thu thập thông tin từ các cuộc đối thoại với nhân viên về mục tiêu, phản hồi và sự công nhận. Các công ty cũng đang xem xét lại quy trình quản lý hiệu suất để loại bỏ những sai lệch.

4. Nhân viên cần có cuộc trao đổi thường xuyên về hiệu suất làm việc

Nghiên cứu của SHRM, HBR và PwC cho thấy 70% các công ty đa quốc gia đang tập trung vào đàm thoại thường xuyên về hiệu suất và sự phát triển.

Dù performance review chỉ diễn ra ít lần trong năm, nhưng không nên ngừng các cuộc trao đổi về sự phát triển. Các công ty hiện đại cần họp thường xuyên về vấn đề này.

Có thể tích hợp việc đánh giá hiệu suất vào buổi trao đổi 1:1 giữa nhà quản lý và nhân viên, đặc biệt là các buổi họp 2 tuần/lần. Đây là thời điểm thích hợp để đánh giá kết quả công việc và đưa ra phản hồi. Điều đó giúp đảm bảo chất lượng công việc trong suốt năm.

5. Giá trị của Review

63% nhân viên cho rằng buổi performance review có giá trị. (Nguồn: HBR, SHRM, PwC).

Mặc dù nhận phản hồi có thể là điều khó khăn, nhưng đó là cách tốt để phát triển nhân viên. Nhiều người sợ nghe đánh giá vì có thể sẽ nghe những lời không hay. Trên thực tế, phản hồi có thể giúp nhân viên tự đánh giá hiệu suất của mình, tìm ra điểm mạnh và yếu, việc thích và không thích. Đây là cơ hội để họ có thể phát triển kỹ năng và nâng cao chất lượng công việc.

6. Cải thiện giao tiếp trong doanh nghiệp

Trong tổ chức, giao tiếp được coi là phương tiện để tạo liên kết giữa các thành viên. Về performance review, phương tiện này giúp nhân viên tự đánh giá năng lực của mình để tự cải thiện. Nói cách khác, thông tin được trao đổi và phản hồi từ các nhân viên có thể được sử dụng để nâng cao hiệu suất làm việc.

7. Tăng cường sự tập trung và sáng tạo

Môi trường làm việc có thể gặp phải những vấn đề khiến cho nhân viên dễ bị phân tâm. Từ đó hiệu suất làm việc giảm sút. Để giúp nhân viên tập trung vào mục tiêu của doanh nghiệp, nhà quản lý cần thiết lập một quy tắc chung trong môi trường văn hóa công sở.

>>> Xem thêm các bài viết hữu ích dành riêng cho Nhà tuyển dụng

8. Thiết lập mục tiêu cho nhân viên của mình

Một người làm việc không có mục tiêu sẽ khó thành công. Họ sẽ rơi vào tình trạng thiếu niềm tin, động lực để làm việc. Việc đặt ra mục tiêu cần được sự nhất trí của cả nhà quản trị và nhân viên của họ. 

9. Cải thiện hiệu suất làm việc

Việc cải thiện hiệu suất làm việc của nhân viên rất quan trọng. Người lao động cần có sức khỏe tốt; điều kiện làm việc thuận lợi; môi trường tích cực và có cơ hội học tập. Việc đánh giá hiệu suất của nhân viên giúp nhà quản lý tìm ra các giải pháp để nâng cao năng lực của nhân viên; cũng như hiệu suất của doanh nghiệp.

10. Xác định chính xác nhu cầu đào tạo

Trong quá trình quản lý nhân viên, việc đào tạo và phát triển họ là rất quan trọng. Điều đó đảm bảo nguồn nhân lực có đủ kiến thức và kỹ năng để đáp ứng với sự phát triển của xã hội. Để doanh nghiệp phát triển, nhà quản lý cần đội ngũ lao động có kiến thức mới và phù hợp với xu hướng hiện tại. Vì vậy, việc xác định nhu cầu đào tạo cho nhân viên là rất quan trọng.

Kết luận 

Qua bài viết trên, hy vọng anh/chị đã có cái nhìn bao quát về những cách đánh giá năng lực của nhân viên trong doanh nghiệp. Việc lựa chọn phương pháp phù hợp và thực hiện đúng cách sẽ giúp anh/chị nâng cao hiệu quả quản lý; đưa ra quyết định chính xác và nâng cao năng lực làm việc của toàn bộ đội ngũ nhân viên.

Tuy nhiên, cần lưu ý rằng, việc đánh giá nhân viên chỉ là bước đầu tiên trong quá trình quản lý và phát triển nhân sự. Sau đó, cần phải có các kế hoạch đào tạo và phát triển phù hợp để giúp nhân viên cải thiện kỹ năng và nâng cao năng lực làm việc của mình. Đồng thời, người quản lý cần luôn lắng nghe và đồng hành cùng nhân viên để xây dựng một môi trường làm việc chuyên nghiệp. Từ đó, họ cảm thấy trân trọng và đóng góp hơn cho sự phát triển của doanh nghiệp.

Vì vậy, hãy cùng chúng tôi tiếp tục tìm hiểu về các chủ đề Nhà tuyển dụng để có thêm kinh nghiệm và kiến thức bổ ích cho công việc của anh/chị. Chúng tôi cam kết luôn cập nhật các thông tin mới nhất và đầy đủ nhất để giúp anh/chị hoàn thiện hơn trong công việc của mình.

Có thể bạn quan tâm:

Bài viết 5 Mẫu đánh giá hiệu suất công việc giúp nhà quản lý nhàn hơn đã xuất hiện đầu tiên vào ngày FreeC Blog.



from FreeC Blog https://ift.tt/lMTt9JQ
via freeC

Comments

Popular posts from this blog

Tuyển tập Hot Job chất lượng – Apply gấp!

CV của Senior HR có gì? Cách viết và các lưu ý quan trọng – Phần 2

Mẫu đơn xin chuyển công tác chuẩn năm 2021