Sourcing và Recruiting: Sự khác nhau và quy trình triển khai chi tiết

Các chuyên viên tuyển dụng cho rằng việc hiểu rõ sự khác biệt giữa “sourcing” (tìm nguồn ứng viên)“recruiting” (tuyển dụng ứng viên) là điều cần thiết để tạo ra một kế hoạch tuyển dụng thông minh. Điều này cũng giúp các nhà tuyển dụng đưa ra các quyết định chính xác hơn cho chiến lược thu hút nhân tài.

Vậy, giữa sourcing và recruiting, có sự khác nhau như thế nào? Cùng freeC Asia theo dõi trong bài viết sau đây!

Sourcing là gì?

Sourcing là quá trình xác định, thu hút và tương tác với các ứng viên tiềm năng mà ở họ có sự phù hợp với nhu cầu nhân sự của doanh nghiệp. Đặc biệt, đây lại là các “talent” thuộc nhóm ứng viên chưa chủ động tìm kiếm việc làm.

Mục tiêu của sourcing là tìm và xây dựng một nguồn ứng viên chất lượng, có khả năng đáp ứng tiêu chỉ và được tuyển dụng cho các vị trí trong tương lai. Quy trình sourcing giúp giảm thời gian tuyển dụng (Time-to-hire)chi phí mỗi lần tuyển dụng (Cost per hire), đồng thời cải thiện chất lượng tuyển dụng vì các ứng viên này đã được sàng lọc trước đó.

Theo dữ liệu chuẩn trong báo cáo Quarterly Insight của Employ & Jobvite cho thấy, việc sourcing thường chiếm một phần 3 thời gian trong quy trình tuyển dụng, bất kể quy trình đó nhanh hay chậm.

Trách nhiệm chính của một chuyên viên tìm nguồn ứng viên (a sourcer)

  • Phối hợp với các quản lý tuyển dụng và nhà tuyển dụng để nắm rõ yêu cầu nhân sự của công ty, tiến hành điều chỉnh các hoạt động trong quy trình thu hút nhân tài.
  • Hiểu rõ mô tả công việc (JD), kỹ năng cần thiết và sự phù hợp về văn hóa cho từng vị trí.
  • Nghiên cứu ứng viên trên các nền tảng trực tuyến như LinkedIn và các trang việc làm.
  • Tham gia các hội chợ việc làm, sự kiện chuyên ngành để tìm kiếm ứng viên tiềm năng.
  • Xây dựng mối quan hệ với ứng viên qua email, tin nhắn và đăng tải thông tin trên mạng xã hội. Tương tác với ứng viên bằng cách trả lời các câu hỏi và hỗ trợ cập nhật thông tin về doanh nghiệp, các xu hướng và tin tức tuyển dụng.
  • Đánh giá hồ sơ và tiến hành phỏng vấn sơ bộ để xác định các ứng viên phù hợp nhất. Chuyển hồ sơ các ứng viên được sàng lọc cho nhà tuyển dụng để xem xét.
  • Theo dõi và phân tích dữ liệu để xác định chiến lược hiệu quả.
  • Duy trì các công cụ và cơ sở dữ liệu để đảm bảo quá trình tìm kiếm ứng viên diễn ra suôn sẻ.
  • Liên tục cập nhật và thích nghi với những thay đổi trong thực tiễn thu hút nhân tài về nhiều khía cạnh: kiến thức, công nghệ,…

Recruiting là gì?

Recruiting là quá trình tìm kiếm và tuyển dụng ứng viên có kỹ năng, kinh nghiệm và phù hợp với văn hóa công ty. Quy trình recruiting giúp nâng cao chất lượng tuyển dụng thông qua một quy trình chọn lọc có hệ thống và công bằng.

Một quy trình tuyển dụng mạnh mẽ đảm bảo trải nghiệm tích cực cho ứng viên và nâng cao thương hiệu nhà tuyển dụng. Vì quy trình tuyển dụng chuyên nghiệp sẽ tạo ra ấn tượng tích cực cho công ty. Ngay cả những ứng viên không được chọn vẫn cảm thấy được tôn trọng và có thể sẽ nộp đơn lại cho các cơ hội trong tương lai.

Trách nhiệm chính của một nhà tuyển dụng (a recruiter) là gì?

  • Phối hợp với quản lý tuyển dụng để hiểu rõ yêu cầu công việc. Thảo luận về trách nhiệm hàng ngày, các kỹ năng cụ thể và kinh nghiệm cần thiết để thiết lập nên chân dung ứng viên mục tiêu.
  • Xây dựng chiến lược tuyển dụng dựa trên thời gian và ngân sách.
  • Phối hợp với đội ngũ chuyên viên sourcing để xác định nền tảng tìm kiếm ứng viên.
  • Sơ tuyển ứng viên qua việc sàng lọc hồ sơ và đánh giá các bằng cấp liên quan để đưa vào danh sách ứng viên tiềm năng.
  • Thực hiện các cuộc phỏng vấn qua điện thoại, video hoặc trao đổi trực tiếp để hiểu rõ hơn về trình độ, khả năng cũng như sự phù hợp của ứng viên với vị trí.
  • Sử dụng các bài kiểm tra để đánh giá các kỹ năng quan trọng của ứng viên.
  • Thực hiện kiểm tra lý lịch và tham chiếu thông tin từ đơn vị công tác cũ để hiểu về hiệu suất làm việc trước đây của ứng viên.
  • Chuyển hồ sơ các ứng viên tốt nhất cho quản lý tuyển dụng dựa trên kết quả phỏng vấn, kiểm tra và đánh giá.
  • Đưa ra quyết định cùng với quản lý tuyển dụng để chọn ứng viên tốt nhất và đưa ra lời mời làm việc.
  • Nếu có sự thương lượng về lương, hãy trao đổi với ứng viên để đạt được các điều khoản tuyển dụng thỏa thuận hợp lý nhất.
  • Triển khai hiệu quả quy trình onboarding để đảm bảo ứng viên cảm thấy được chào đón và nhận được các hỗ trợ trong quá trình hòa nhập với công ty.
  • Theo dõi, cập nhật và phản hồi kịp thời ngay khi họ không được lựa chọn.
  • Theo dõi và đánh giá các chỉ số tuyển dụng để đo lường hiệu quả của chiến lược tuyển dụng và thực hiện các điều chỉnh về chiến thuật (nếu có).
  • Duy trì các công cụ và cơ sở dữ liệu tuyển dụng để đảm bảo việc quản lý ứng viên đạt chất lượng
  • Luôn cập nhật những xu hướng mới nhất trong thị trường tuyển dụng và công nghệ.

Sourcing và Recruiting: Những khác biệt quan trọng!

Tìm nguồn ứng viên (Sourcing) Tuyển dụng ứng viên (Recruiting)
Xác định và thu hút những ứng viên tiềm năng phù hợp với yêu cầu công việc. Thực hiện sàng lọc, phỏng vấn, đánh giá và chọn ứng viên phù hợp nhất cho vị trí tuyển dụng.
Tạo ra một danh sách các ứng viên tiềm năng. Tạo ra hành trình tuyển dụng cho ứng viên
Có phạm vi rộng hơn vì tập trung vào việc xây dựng nguồn nhân tài. Có phạm vi hẹp hơn, tập trung vào việc lấp đầy một vị trí cụ thể.
Các chuyên viên tìm nguồn ứng viên thực hiện nghiên cứu trên LinkedIn, các trang tuyển dụng và mạng lưới chuyên nghiệp.

Họ tạo dựng mối quan hệ với các ứng viên tiềm năng, sử dụng nguồn giới thiệu từ nhân viên và áp dụng các kỹ thuật tìm kiếm nâng cao như Boolean Search.
Các nhà tuyển dụng xem xét hồ sơ, tiến hành phỏng vấn, kiểm tra lý lịch và đánh giá trước tuyển dụng để xem liệu ứng viên có phù hợp với công ty không.

Họ tham gia đàm phán lương và phúc lợi, có vai trò đóng góp vào quyết định tuyển dụng cuối cùng.
Sở hữu kỹ năng nghiên cứu và tiếp cận mạnh mẽ. Sở hữu kỹ năng phân tích và đánh giá chuyên sâu.
Có sự chủ động, tìm kiếm ứng viên liên tục cho các vị trí tuyển dụng cụ thể. Có sự ổn định và linh hoạt theo từng trường hợp, với các nỗ lực tuyển dụng gắn liền với một vị trí tuyển dụng cụ thể.
Sourcing và Recruiting: Những khác biệt quan trọng!

Quy trình Sourcing (Tìm nguồn ứng viên) và Recruiting (Tuyển dụng ứng viên)

Dù có sự khác biệt rõ rệt giữa tìm nguồn ứng viên và tuyển dụng, hai hoạt động này vẫn bổ trợ lẫn nhau để tạo nên một quy trình tuyển dụng hiệu quả nhất.

>>> Xem thêm:

Chính định hướng rõ ràng và sự kết hợp chặt chẽ đã tạo ra một quy trình tuyển dụng bài bản với các mục tiêu chung:

1. Tìm nguồn ứng viên

Tìm nguồn ứng viên được xem là cơ sở quan trọng khi giúp thiết lập nên một Talent Pool riêng biệt. Điều này giảm thiểu các nỗ lực tuyển dụng về thời gian, chi phí,… khi tuyển mới, đồng thời giúp tìm ứng viên phù hợp nhất.

2. Tiếp cận đúng đối tượng

Các chuyên viên tìm nguồn ứng viên sử dụng nhiều chiến lược khác nhau để tiếp cận các ứng viên đủ tiêu chuẩn về kỹ năng, kinh nghiệm, sự phù hợp với văn hóa tổ chức. Sau đó, nhà tuyển dụng lại tiếp tục thực hiện quy trình chọn lọc qua các giai đoạn: phỏng vấn, bài kiểm tra, và tham chiếu thông tin để xác định ứng viên phù hợp nhất với yêu cầu từng doanh nghiệp.

3. Đảm bảo hiệu quả và năng suất tuyển dụng cuối cùng

Quy trình sourcing giúp rút ngắn thời gian tuyển dụng và tạo ra dữ liệu hồ sơ ứng tiềm năng. Dựa theo nhu cầu từng đơn vị doanh nghiệp, nhà tuyển dụng sẽ tra cứu và tìm ra các ứng viên phù hợp nhất để lấp đầy các vị trí tuyển dụng và đạt được cam kết về tuyển dụng chất lượng.

4. Xây dựng thương hiệu nhà tuyển dụng

Mục tiêu là tạo được ấn tượng tích cực trong hình dùng của các ứng viên tâm trí. Thực tế, cả sourcing và recruiting đều đáp ứng mục tiêu này khi đều tạo ra sự tương tác, hỗ trợ và cập nhật nhanh chóng thông tin tuyển dụng giúp ứng viên.

5. Hợp tác liên tục

Các chuyên viên chịu trách nhiệm sourcing cung cấp phản hồi cho nhà tuyển dụng về kỹ năng, kinh nghiệm và tình trạng sẵn sàng của ứng viên. Trong khi đó, nhà tuyển dụng đưa ra nhận định dựa trên tương tác của họ với ứng viên, giúp tối ưu chiến lược tìm nguồn ứng viên chất lượng hơn trong tương lai. Sự giao tiếp mở giữa hai bên giúp điều chỉnh chiến lược dựa trên phản hồi thực tế. Đó cũng là cơ sở quan trọng giúp nâng cao trải nghiệm ứng viên cho tổng thể quy trình.

6. Đồng bộ chiến lược

Hoạt động tìm nguồn ứng viên và tuyển dụng cần phải đồng bộ với chiến lược thu hút nhân tài của tổ chức để đảm bảo quy trình tuyển dụng gắn kết và hiệu quả.

Chi tiết về quy trình Sourcing (Tìm nguồn ứng viên)

Chi tiết về quy trình Sourcing (Tìm nguồn ứng viên)
  • Xác định yêu cầu công việc: Hiểu rõ kỹ năng và kinh nghiệm cần thiết cho vị trí cần tuyển dụng. Xác định những đặc điểm cần có để ứng viên phù hợp với giá trị và văn hóa của công ty.
  • Lên kế hoạch tìm nguồn ứng viên: Sử dụng các nền tảng khác nhau như trang tuyển dụng, mạng xã hội, … để xác định ứng viên tiềm năng. Sử dụng các kỹ thuật tìm kiếm nâng cao như Boolean Search để tối ưu hóa kết quả tìm kiếm.
  • Kết hợp các chiến lược tìm nguồn khác nhau: Kết hợp tìm nguồn trực tuyến với các chiến lược ngoại tuyến như giới thiệu từ nhân viên, hội chợ việc làm, liên kết hợp tác với các trường đại học.
  • Xây dựng mối quan hệ: Sau khi xác định ứng viên tiềm năng, kết nối với họ qua tin nhắn, email, hoặc tương tác trực tiếp. Sử dụng mạng xã hội để giới thiệu thương hiệu nhà tuyển dụng qua các câu chuyện, hình ảnh và chia sẻ từ nhân viên.
  • Tiếp cận ứng viên bị động: Liên hệ với các ứng viên bị động, những người có kỹ năng và kinh nghiệm phù hợp nhưng chưa chủ động tìm việc. Họ có thể không cần việc ở giai đoạn hiện tại nhưng lại rất tiềm năng cho các vị trí mới trong tương lai.
  • Lưu trữ và theo dõi ứng viên: Lưu thông tin chi tiết về ứng viên và các tương tác với họ bằng hệ thống ATS của công ty để tiện tham chiếu và đảm bảo hồ sơ ứng viên luôn được cập nhật.
  • Sàng lọc và lập danh sách rút gọn: Sàng lọc hồ sơ để xác định các ứng viên có đủ tiêu chuẩn cần thiết và loại bỏ những ứng viên không phù hợp.
  • Duy trì nguồn ứng viên tiềm năng: Liên tục xây dựng và phát triển nguồn dữ liệu về ứng viên cho các vai trò hiện tại và tương lai.
  • Hợp tác với đội ngũ nhân sự: Giao tiếp thường xuyên với nhà tuyển dụng để hiểu nhu cầu nhân sự và nhận phản hồi về chất lượng ứng viên. Trao đổi với các thành viên khác trong đội ngũ nhân sự để có thêm ý kiến về những ứng viên nổi bật và gắn bó lâu dài với công ty.
  • Đánh giá và tối ưu: Đánh giá định kỳ hiệu quả của các chiến lược tìm nguồn ứng viên, điều chỉnh dựa trên phản hồi và các kết quả thực tế. Cập nhật thông tin về thị trường lao động và xu hướng ngành để đảm bảo chiến lược tìm nguồn đảm bảo duy trì lợi thế cạnh tranh và có hiệu quả.
  • Tuân thủ DEI: Đảm bảo nỗ lực tìm nguồn ứng viên tuân thủ các tiêu chuẩn pháp lý và đạo đức, đồng thời thúc đẩy tính đa dạng cho nhóm ứng viên thuộc kho dữ liệu.

Chi tiết về quy trình Recruiting (Tuyển dụng ứng viên)

Chi tiết về quy trình Recruiting (Tuyển dụng ứng viên)
  • Nhận yêu cầu tuyển dụng: Quản lý tuyển dụng cung cấp mô tả công việc (JD) và các yêu cầu chi tiết về trách nhiệm, kỹ năng và kinh nghiệm.
  • Lập kế hoạch tuyển dụng: Xây dựng kế hoạch tuyển dụng bao gồm các chiến lược, phương pháp đánh giá và thời gian thực hiện quy trình tuyển dụng.
  • Đăng tin tuyển dụng: Soạn thảo mô tả công việc dựa trên yêu cầu tuyển dụng và thực hiện quảng bá vị trí trên trang web, mạng xã hội, và các trang tuyển dụng.
  • Sàng lọc ứng viên: Xem xét hồ sơ để xác định những ứng viên đáp ứng yêu cầu công việc.
  • Phỏng vấn sơ bộ: Trao đổi với ứng viên để xem xét trình độ, sự quan tâm và khả năng hòa nhập với văn hóa tổ chức.
  • Thực hiện bài kiểm tra trước khi tuyển dụng: Đưa ra các bài kiểm tra đảm bảo ứng viên có đủ khả năng và kỹ năng cần thiết.
  • Sắp xếp vòng phỏng vấn cuối với quản lý tuyển dụng: Lên lịch và điều phối vòng phỏng vấn cuối với quản lý tuyển dụng để đánh giá sự phù hợp của ứng viên với vai trò và đội nhóm.
  • Kiểm tra thông tin tham chiếu: Xác minh thông tin, liên hệ với các nguồn tham chiếu để đảm bảo ứng viên không có lịch sử công việc xấu hoặc vấn đề pháp lý.
  • Đưa ra đề nghị tuyển dụng: Đề nghị tuyển dụng cần nêu rõ thông tin về lương thưởng, phúc lợi và điều kiện làm việc.
  • Đàm phán: Trao đổi về phúc lợi, các điều khoản với quản lý tuyển dụng và ứng viên nếu trường hợp có mong muốn đàm phán và thỏa thuận về mức lương từ ứng viên.
  • Hòa nhập: Điều phối quá trình hòa nhập cho nhân viên mới, bao gồm định hướng và quy trình chuẩn bị, hoàn tất thủ tục giấy tờ.

Cùng Headhunt Service từ freeC trải nghiệm quy trình tuyển dụng chuẩn hóa: Từ sourcing đến recruiting!

gồm hơn 550 tài năng senior, được sàng lọc kỹ lưỡng và phân loại theo ngành nghề và kỹ năng chuyên môn, chúng tôi đảm bảo cung cấp cho doanh nghiệp của bạn nguồn ứng viên chất lượng hàng đầu.

Đội ngũ 60 consultant giàu kinh nghiệm và 2000 freelancer có chuyên môn cao luôn sẵn sàng hỗ trợ từ khâu sourcing cho đến recruiting, giúp tối ưu hoá quá trình tuyển dụng của bạn:

  1. Sourcing chính xác và nhanh chóng: Công nghệ AI giúp phân tích dữ liệu ứng viên, từ đó tìm ra những ứng viên phù hợp nhất với yêu cầu của vị trí, tiết kiệm thời gian tìm kiếm.
  2. Phân tích chuyên sâu về ứng viên: Hệ thống AI phân tích dữ liệu hồ sơ không chỉ dựa vào kỹ năng, mà còn cả kinh nghiệm, thành tích và mức độ phù hợp với văn hoá doanh nghiệp.
  3. Tối ưu hoá quy trình phỏng vấn: Đội ngũ consultant và freelancer sẽ giúp sàng lọc trước ứng viên, chỉ đưa ra danh sách các ứng viên tốt nhất, giúp doanh nghiệp tiết kiệm thời gian và chi phí phỏng vấn.
  4. Xây dựng chiến lược tuyển dụng dài hạn: Với dữ liệu tích hợp từ các nguồn đa dạng, chúng tôi không chỉ hỗ trợ tuyển dụng trước mắt mà còn tư vấn chiến lược phát triển đội ngũ nhân sự bền vững cho tương lai.

Hãy để freeC Asia giúp bạn tối ưu quy trình tuyển dụng từ giai đoạn tìm nguồn ứng viên, tiếp cận có chiến lược ở từng giai đoạn giai đoạn cụ thể. Liên hệ để được tư vấn MIỄN PHÍ với chúng tôi ngay hôm nay!

Bài viết Sourcing và Recruiting: Sự khác nhau và quy trình triển khai chi tiết đã xuất hiện đầu tiên vào ngày FreeC Blog.



from FreeC Blog https://ift.tt/b5k1unw
via freeC

Comments

Popular posts from this blog

Tips để giữ mối quan hệ với ứng viên trong thời điểm cuối năm

Tại sao nhiều người lao động sẵn sàng nhảy việc cuối năm không cần nhận thưởng?

Tuyển tập Hot Job chất lượng – Apply gấp!