Posts

Showing posts from August, 2024

Tỷ lệ hoàn thành đơn ứng tuyển? Cách tính và theo dõi chỉ số chuẩn

Image
Theo dõi và nắm bắt cách tính chuẩn về Tỷ lệ hoàn thành đơn ứng tuyển (Application Completion Rate) giúp doanh nghiệp đo lường được mức độ hấp dẫn và tính hiệu quả của quy trình ứng tuyển, từ giai đoạn bắt đầu nộp đơn ứng tuyển cho đến bước hoàn tất đơn ứng tuyển. Vậy chỉ số Application Completion Rate tại doanh nghiệp của bạn hiện tại như thế nào? Đạt tỷ lệ cao hay thấp, cần duy trì để nâng cao hay cần thay đổi để cải thiện và tối ưu quy trình ứng tuyển. Trong bài viết hôm nay, cùng freeC freeC Asia tìm hiểu sâu hơn về Tỷ lệ hoàn thành đơn ứng tuyển, công thức tính và cách theo dõi chỉ số chuẩn nhất! Tỷ lệ hoàn thành đơn ứng tuyển là gì? Tỷ lệ hoàn thành đơn ứng tuyển là một chỉ số trong tuyển dụng, giúp đo lường phần trăm số lượng đơn ứng tuyển được ứng viên hoàn tất so với tổng số đơn ứng tuyển đã đăng ký ban đầu. Chỉ số này là một yếu tố quan trọng để đánh giá mức độ tiếp cận, tính thân thiện của quy trình ứng tuyển của tổ chức đối với ứng viên. Ngoài ra, bạn có thể đo

ROI tuyển dụng? Các hướng dẫn và công thức tính toán ROI hiệu quả

Image
ROI trong tuyển dụng là một chỉ số quan trọng giúp các chuyên gia nhân sự xác định rõ các giá trị, lợi ích thực tế từ những nỗ lực và sự đầu tư vào quy trình tuyển dụng hiện tại. Sẽ có rất nhiều thắc mắc được đặt ra! Chi phí tuyển dụng tổng thể ở doanh nghiệp của bạn là bao nhiêu? Và các giá trị tài chính ở một nhân sự mới có mang về lợi nhuận đủ tốt so với các khoản chi phí đã đầu tư hay không? Trong bài viết này, hãy cùng freeC Asia tìm hiểu chi tiết về ROI trong tuyển dụng và các vấn đề quan trọng xoay quanh chỉ số này. ROI trong tuyển dụng là gì? Trong tuyển dụng, ROI (Return on Investment) là chỉ số giúp đo lường tính hiệu quả và giá trị của các chiến lược, hoạt động tuyển dụng của tổ chức trong việc thu hút, tuyển dụng và giữ chân nhân viên. Để tính toán ROI, bạn cần tổng hợp các chi phí liên quan đến quy trình tuyển dụng, bao gồm: chi phí quảng cáo tuyển dụng, phí dịch vụ tuyển dụng, thời gian làm việc của nhân viên tuyển dụng, cũng như chi phí đào tạo và hội nhập. Tiếp

Yield Ratio là gì? Công thức tính chuẩn và ví dụ thực tế

Image
Thực tế, thuật ngữ Yield ratio có rất nhiều cách hiểu và sự mô tả khác nhau tùy thuộc vào ngữ cảnh và phạm trù học thuật hay ngành nghề, lĩnh vực riêng biệt. Yield ratio trong tuyển dụng là một chỉ số quan trọng, giúp HR có cơ sơ dữ liệu để khai thác thông tin, cải thiện đáng kể quá trình tuyển dụng thông qua các lựa chọn, chỉ tiêu cụ thể ở mỗi giai đoạn tuyển dụng. Trong bài viết này, cùng freeC Asia sẽ tìm hiểu về Yield ratio trong tuyển dụng là gì, cách tính chuẩn và các ví dụ thực tế từ chỉ số này để có những định vị sâu sắc hơn, từ đó, thiết lập kế hoạch cải thiện và duy trì Yield ratio đạt mức ổn định. Chỉ số Yield ratio – Tỷ lệ chuyển đổi tuyển dụng là gì? Tỷ lệ chuyển đổi tuyển dụng hay Tỷ lệ phần trăm ứng viên ứng tuyển đạt chuẩn (Yield ratio) là một chỉ số tuyển dụng cho biết tỷ lệ % ứng viên chuyển từ giai đoạn này sang giai đoạn tiếp theo của quy trình tuyển dụng. Chỉ số này đo lường sự chuyển đổi giữa các giai đoạn. Ví dụ: Từ giai đoạn nộp đơn đến phỏng vấn sàng

Candidate Net Promoter Score là gì? Cách tính và đo lường hiệu quả!

Image
Đo lường Chỉ số Candidate Net Promoter Score (cNPS) hay Chỉ số đo lường về mức độ gắn kết của ứng viên giúp doanh nghiệp cải thiện trải nghiệm ứng viên và nâng cao hiệu quả của quy trình tuyển dụng. Trong bài viết này,  freeC Asia sẽ cùng bạn tìm hiểu cách đo lường và tính toán cNPS cũng như các thực hành tốt nhất cho Chỉ số về mức độ gắn kết của ứng viên. Chỉ số Candidate Net Promoter Score (cNPS) là gì? Chỉ số Candidate Net Promoter Score (cNPS) thể hiện mức độ hài lòng hoặc không hài lòng của ứng viên về trải nghiệm thực tế đối với tổ chức trong suốt quá trình ứng tuyển và tuyển dụng. cNPS là một chỉ số và KPI tuyển dụng được nhiều công ty sử dụng với nhiều mục tiêu khác nhau: Đánh giá trải nghiệm ứng viên. Tạo cơ sở dữ liệu quan trọng cho việc cải thiện quy trình tuyển dụng và thương hiệu nhà tuyển dụng. Các tổ chức thường thu thập dữ liệu cNPS thông qua Khảo sát Trải nghiệm ứng viên bằng cách đặt ra hàng loạt câu hỏi (đa dạng nhóm câu hỏi). Ứng viên sẽ trả lời các câu

Cập nhật về Luật Lao động mới nhất 2024

Năm 2024 các văn bản hướng dẫn thi hành Bộ luật Lao động 2019 đã liên tục được ban hành, điều đó chứng minh rằng hệ thống pháp luật Việt Nam luôn đổi mới và phát triển nhằm đảm bảo quyền lợi của người lao động và tạo ra một môi trường làm việc công bằng, minh bạch. Hãy cùng freeC Asia điểm qua các điểm mới của bộ Luật Lao động 2019 cho đến nay. Những điểm chính của Luật Lao Động 2019, cập nhật đến tháng 8 2024 Bộ luật Lao động 2019, có hiệu lực từ ngày 01/01/2021, vẫn là văn bản pháp luật cơ bản điều chỉnh quan hệ lao động tại Việt Nam. Bộ luật này quy định chi tiết về quyền, nghĩa vụ của người lao động, người sử dụng lao động, các điều kiện lao động, bảo hiểm xã hội, và các vấn đề khác liên quan đến quan hệ lao động. Để cụ thể hóa các quy định của Bộ luật Lao động 2019, Chính phủ đã ban hành nhiều nghị định và thông tư hướng dẫn, dưới đây là danh sách các văn bản đã được ban hành cập nhật đến năm 2024: Nghị định: 99/2024/NĐ-CP: Sửa đổi quy định về nghỉ hưu ở tuổi cao hơn cho cá